Nam châm vĩnh cửu và các đặc trưng
Nam châm vĩnh cửu là các vật được cấu tạo từ các vật liệu từ cứng có khả năng giữ từ tính không
bị mất từ trường, được
sử dụng như những nguồn tạo từ trường.
Các đặc trưng
Các đại lượng của nam châm vĩnh cửu xuất
phát từ đường cong từ trễ, là các thông số đặc trưng của các
chất sắt từ nói
chung và vật liệu từ cứng nói riêng và các thông số được quan
tâm chủ yếu gồm:
·
Lực kháng từ
Lực kháng từ của nam châm vĩnh cửu phải đủ lớn để
không bị khử từ bởi các từ trường ngoài, khả năng lưu trữ từ trường của nam
châm càng lớn khi lực kháng từ càng lớn. Các nam châm vĩnh cửu phổ biến hiện
nay có lực kháng từ từ 1000 Oe đến vài chục ngàn Oe.
·
Từ dư
·
Hệ số chữ
nhật hay Độ vuông
·
Tích năng
lượng từ cực đại
Nói
lên khả năng lưu trữ năng lượng từ của nam châm vĩnh cửu, là năng lượng lớn
nhất có thể tồn trữ trong một đơn vị thể tích nam châm, được xác định từ đường cong từ trễ. Muốn có tích năng lượng từ cực đại
lớn, nam châm cần có lực kháng từ lớn, từ dư cao và hệ số chữ nhật của đường cong từ trễ lớn.
·
Nhiệt độ Curie
Là nhiệt độ mà tại đó các vật sắt từ bị
mất từ tính và
trở thành thuận từ. Nhiệt độ Curie cho ta biết khả năng hoạt động của nam
châm trong điều kiện nhiệt độ cao hay thấp. Có những nam châm có nhiệt độ Curie
khá thấp (ví dụ như nam châm Nd2Fe14B có nhiệt độ Curie chỉ 312oC),
nhưng cũng có những loại nam châm có nhiệt độ Curie rất cao (ví dụ hệ hợp chất
SmCo có nhiệt độ Curie hàng ngàn độ, được sử dụng trong động cơ phản lực có nhiệt độ cao).
· Ngoài các
tham số mang tính chất từ tính, các tham số khác cũng rất được quan tâm đó là độ cứng, khả năng chống mài mòn, chống ôxi hóa, mật độ... Bên cạnh đó, hình dạng nam châm cũng
là một tham số rất quan trọng quyết định điểm làm việc của nam châm do hình dạng
nam châm quy định thừa
số khử từ của vật từ,
có tác động lớn đến năng lượng từ của nam châm.
Phân loại theo vật liệu
·
Ôxit sắt: Là loại nam châm vĩnh cửu đầu tiên của
loài người được sử dụng dưới dạng các "đá nam châm", được sử dụng từ
thời cổ đại, có ngay trong tự nhiên nhưng khi khoa học kỹ thuật phát triển loại này không còn được sử
dụng do từ tính rất kém.
·
Thép cácbon
Là loại nam vĩnh cửu được sử dụng từ thế kỷ 18 đến
giữa thế kỷ 20 với
khả năng cho từ dư tới hơn 1 T, nhưng lực kháng từ rất thấp nên từ tính cũng dễ
bị mất. Loại nam châm này hầu như không còn được sử dụng hiện nay
·
Nam
châm AlNiCo
Là loại nam châm được chế tạo từ vật liệu từ cứng là hợp
kim của nhôm, niken, côban và một số các phụ gia khác như đồng, titan...,
là loại nam châm cho từ dư cao (tới 1,2-1,5 T) nhưng có lực kháng từ chỉ xung
quanh 1 kOe, đồng thời giá thành cũng khá cao nên hiện nay tỉ lệ sử dụng ngày
càng giảm dần (chỉ còn không đầy 10% thị phần sử dụng).
·
Ferrite
từ cứng
Là loại nam châm vĩnh cửu được chế tạo từ các ferit từ cứng (ví dụ ferit Ba, Sr..) là các vật liệu
dạng gốm. Nam châm ferit có ưu điểm là rất dễ chế tạo,
gia công, giá thành rẻ và độ bền cao. Tuy nhiên, vì đây là nhóm các vật liệu feri từ đồng
thời có hàm lượng ôxy cao nên có từ độ khá thấp, có lực kháng từ từ 3 đến 6
kOe, có khả năng cho tích năng lượng từ cực đại lớn nhất không quá 6 MGOe. Loại
nam châm này hiện nay chiếm tới hơn 50% thị phần sử
dụng nam châm vĩnh cửu do những ưu điểm về giá thành cực rẻ, khả năng chế tạo,
gia công và độ bền.
·
Nam châm đất hiếm
Là
loại nam châm vĩnh cửu được tạo ra từ các vật liệu từ cứng là các hợp kim hoặc
hợp chất của các kim loại đất hiếm và kim loại chuyển tiếp.
·
Nam châm
nhiệt độ cao SmCo
Là hệ các nam châm vĩnh cửu được chế tạo từ hợp chất ban
đầu là SmCo5 được phát
minh năm 1966 bởi tiến sĩ Karl J. Strnat của U.S.
Air Force Materials Laboratory (Mỹ) có tích năng lượng từ cực đại 18 MGOe, sau
đó Karl J. Strnat lại phát minh ra hợp chất Sm2Co17 có tích năng lượng từ tới 30 MGOe vào
năm 1972. Hệ nam châm SmCo có nhiệt độ Curie rất cao (có thể đạt tới 1100oC)
và có lực kháng từ cực lớn (tới vài chục kOe) nhờ cấu trúc dạng lá đặc biệt. Nhờ
có nhiệt độ Curie cao và lực kháng từ lớn nên được sử dụng trong các ứng dụng
nhiệt độ cao (ví dụ trong động cơ phản lực...).
·
Nam châm
NdFeB (neodymium)
Là hệ các nam châm dựa trên hợp chất R2Fe14B
(R là ký hiệu chỉ các nguyên tố đất hiếm ví dụ như Nd, Pr...)
có cấu trúc tinh thể kiểu tứ giác với
lực kháng từ lớn (hơn 10 kOe) và từ độ bão hòa rất cao (tới 1,56 T) nên là loại
nam châm vĩnh cửu mạnh nhất hiện nay với khả năng cho tích năng lượng từ tới 64
MGOe (tính toán theo lý thuyết) và hiện nay đã xuất hiện loại nam châm Nd2Fe14B
có tích năng lượng từ 57 MGOe. Tuy nhiên, loại nam châm này lại không thể sử dụng
ở nhiệt độ cao do có nhiệt độ Curie chỉ 312oC. Nam châm Nd2Fe14B
lần đầu tiên được phát minh năm 1983 bởi R. Sagawa (Nhật Bản).
Điểm
yếu chung của các nam châm đất hiếm là có giá thành cao (do chứa nhiều các
nguyên tố đất hiếm đắt tiền), có độ bền kém (do các nguyên tố đất hiếm có tính
ôxy hóa rất cao). Vì những điểm yếu này mà nam châm đất hiếm tuy là loại mạnh
nhất nhưng vẫn không phải là loại được sử dụng nhiều nhất (đứng sau nam châm
ferit).
·
Nam châm tổ
hợp nano
Là loại nam châm mới ra đời từ đầu thập kỷ 90
của thế kỷ 20, là loại nam châm có cấu trúc tổ hợp
của 2 pha từ cứng và từ mềm ở kích thước nanomet. Các pha từ cứng (chiếm tỉ phần
thấp) cung cấp lực kháng từ lớn, pha từ mềm cung cấp từ độ lớn. Tính chất tổ hợp
này có được là nhờ liên kết trao đổi đàn hồi giữa các hạt pha từ cứng và từ mềm ở
kích thước nanomet. Loại nam châm này được tính toán có khả năng cho tích năng
lượng từ khổng lồ hơn 3 lần so với nam châm mạnh nhất hiện nay là NdFeB nhưng
thực nghiệm mới chỉ đạt được rất nhỏ so với lý thuyết và các sản phẩm thực nghiệm
mới trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm.
Phân loại theo phương pháp chế tạo
·
Nam châm đẳng
hướng (Isotropic magnets)
Là nam châm vĩnh cửu được chế tạo bằng cách ép đẳng tĩnh
mà không sử dụng các phương pháp định hướng ban đầu (từ trường...).
·
Nam châm dị
hướng (Anisotropic magnets)
Là nam châm được định hướng trong quá trình ép đẳng tĩnh
bằng từ trường. Khi đó, các hạt đơn đômen trong vật liệu sẽ bị định hướng theo
chiều từ trường, tạo nên khả năng dễ dàng từ hóa theo phương định hướng.
·
Nam châm kết
dính
Là các nam châm được chế tạo bằng cách nghiền thành bột mịn,
sau đó trộn với keo kết dính (ví dụ epoxy) và ép trong từ trường định hướng.
Các keo vừa có tác dụng kết dính, lại vừa có tác dụng đông cứng sự định hướng của
các hạt.
·
Nam châm
thiêu kết
Là nam châm được chế tạo bằng cách thiêu kết các bột kim
loại được nghiền mịn và ép khuôn. Việc thiêu kết nhằm tạo ra hợp chất có thành
phần hợp phức xác định với tính chất từ của hợp chất đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét